Kế hoạch xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Yên Bái, giai đoạn 2021-2025

Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 21/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái phát động phong trào thi đua yêu nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái 5 năm, 2021-2026; Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 06/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xây dựng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 24-KH/TU ngày 17/3/2021 của Tỉnh ủy về xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 172/KH-SGDĐT ngày 14/9/2021 của Sở GD&ĐT về xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước  ngành Giáo dục và Đào tạo, giai đoạn 2021-2025.

         Phát huy kết quả đã đạt được của 05 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/20216 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; để tiếp tục đẩy mạnh công tác phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố xây dựng kế hoạch xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Yên Bái, giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:

           I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU          

           1. Mục đích

           - Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa và hiệu quả thiết thực của việc phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước của ngành, góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ quan, đơn vị, địa phương phát triển vững mạnh.

           - Các đơn vị chủ động phát hiện, xây dựng và lựa chọn điển hình tiêu biểu, toàn diện nhằm tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm, phương pháp, cách làm hay để kịp thời biểu dương, nhân rộng tại các cơ sở giáo dục.

           - Thông qua việc phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các mô hình điển hình nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức các phong trào thi đua và công tác khen thưởng, phát huy sáng tạo trong xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, tạo lan tỏa để triển khai trong những giai đoạn tiếp theo.

           2. Yêu cầu

           - Lãnh đạo các đơn vị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các quy trình từ đăng ký, phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng, và nhân rộng.

           - Công tác xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến phải gắn với thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành, có kế hoạch rõ ràng; coi trọng công tác sơ kết, tổng kết, gắn với biểu dương, khen thưởng, tôn vinh kịp thời các mô hình, điển hình tiên tiến nhằm tạo sức lan tỏa và tác động tích cực đối với cơ quan, đơn vị, địa phương và cộng đồng xã hội.

II. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN XÂY DNG MÔ HÌNH, ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN

1. Đối tượng

 Tập thể gồm:  Phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục.

  Cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành GD&ĐT.

2. Tiêu chuẩn xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến.

Mô hình, điển hình tiên tiến là nhân tố quan trọng làm nòng cốt cho phong trào thi đua yêu nước. Các mô hình, điển hình tiên tiến phải là những tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ, công tác quản lý, điều hành; gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến phải đạt một trong những tiêu chuẩn sau đây:

a) Tiêu chuẩn mô hình tiên tiến đối với tập thể        

 Phải đăng ký mô hình điển hình tiên tiến, là tập thể dẫn đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả; hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và các chỉ tiêu thi đua được giao; có các giải pháp, sáng kiến nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác được các cấp có thẩm quyền tuyên dương, khen thưởng; tham gia đầy đủ các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành. Đặc biệt thực hiện hiệu quả phong trào thi đua, yêu nước trong ngành: “Dạy tốt, học tốt”, “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”, năng động, sáng tạo, vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; “Xây dựng trường học hạnh phúc”; “Xây dựng cơ quan, đơn vị văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp”; triển khai thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Yên Bái lần thứ XX, các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong Chương trình hành động của Thành ủy và các chương trình Đề án, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo.

 Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương. Triển khai và thực hiện nghiêm túc việc xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị hằng năm. Chủ động đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch công tác của cấp ủy và nội dung sinh hoạt thường xuyên của chi bộ, cơ quan, đoàn thể; có nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả trong tổ chức, triển khai việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.

Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm trong các cơ sở giáo dục; tích cực tham gia xây dựng các quỹ, các hoạt động nhân đạo, từ thiện góp phần thực hiện tốt công tác giáo dục của nhà trường.

Tổ chức Đảng, các đoàn thể (nếu có) hằng năm phải được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, ưu tiên xem xét các tập thể xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong tập thể không có cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm đạo đức nhà giáo, học sinh vi phạm nội quy, quy định,  không có học sinh bỏ học, không có cán bộ giáo viên vi phạm quy định sinh con thứ 3, không có đơn thư khiếu kiện.

b) Tiêu chuẩn điển hình tiên tiến đối với cá nhân

           Phải có đăng ký điển hình tiên tiến, cá nhân phải năng động, sáng tạo, có nhiều sáng kiến, giải pháp trong công tác quản lý, giảng dạy và lao động; đạt nhiều thành tích xuất sắc tiêu biểu trong công tác, học tập, nghiên cứu khoa học, giảng dạy. Tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành như: “Dạy tốt, học tốt”, “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”, “Xây dựng trường học hạnh phúc”; “Xây dựng cơ quan, đơn vị văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp”;  triển khai thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo; thực hiện có hiệu quả cam kết chất lượng giáo dục đã ký kết hàng năm.

 Chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, đơn vị và địa phương. Gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”.

 Riêng cán bộ quản lý, đảng viên và người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương về mọi mặt theo quy định, hằng năm phải được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Trong đó, có ít nhất 01 năm trong khung thời gian được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; ưu tiên xem xét các đồng chí có nhiều năm được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

 Nếu là giáo viên, nhân viên, người lao động phải được cơ sở suy tôn, bình xét; có sự tín nhiệm cao của lãnh đạo và tập thể người lao động nơi làm việc; được cấp ủy xác nhận, đề nghị tuyên dương, khen thưởng.

           3. Điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực

           3.1. Điển hình tiên tiến trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

           - Là các tập thể, cá nhân thuộc ngành giáo dục đào tạo, có thành tích xuất sắc, tiêu biểu, nổi bật về nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập của nhà trường, tích cực xây dựng “trường học hạnh phúc”, “lớp học hạnh phúc” theo tiêu chí của ngành.

           - Các cơ sở giáo dục, thầy giáo, cô giáo và học sinh đạt nhiều thành tích cao trong công tác giảng dạy và học tập, trong công tác giáo dục mũi nhọn có nhiều giải cao cấp tỉnh; đạt được nhiều kết quả nổi bật, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý có năng lực, trách nhiệm, tâm huyết với nghề, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội.

           - Là tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình về việc quán triệt, thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW gắn với phong trào thi đua, các cuộc vận động trong ngành giáo dục; chủ động, tích cực, sáng tạo đưa việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào nội dung giảng dạy và các hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường.

- Là tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình trong các phong trào thi đua:

           + Phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động tiêu biểu do ngành Giáo dục phát động (thi đua “Dạy tốt, học tốt”; thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”...)

           + Các phong trào thi đua do địa phương phát động.

           + Các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát động (Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”;  Phong trào “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”; Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Giảm nghèo bền vững”;  Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”).

           Căn cứ điều kiện thực tế, các đơn vị đăng ký xây dựng các mô hình, điển hình giai đoạn 2021-2023 và tiếp tục nhân rộng trong giai đoạn 2023-2025.

           3.2. Mô hình, điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. (Thực hiện theo Kế hoạch số 36a/KH-PGD ĐT ngày 06/5/2021).

III. NỘI DUNG, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Phát hiện, lựa chọn, đăng ký mô hình, điển hình tiên tiến.

Việc bồi dưỡng, xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến được gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ được giao và được xác định từ đơn vị cơ sở. Do vậy, hằng năm trong quá trình triển khai thực hiện các phong trào thi đua, các chỉ tiêu thi đua, đăng ký tham gia thi đua của các tập thể cá nhân, lãnh đạo đơn vị, từng bộ phận trong mỗi đơn vị cần chủ động phát hiện, lựa chọn và giới thiệu các tập thể, cá nhân là những nhân tố tích cực, sáng tạo, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao để xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến.

          Mỗi cơ sở giáo dục phải đăng ký ít nhất 01 tập thể và 01 cá nhân điển hình tiên tiến.

2. Bồi dưỡng, xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến

Hàng năm, trên cơ sở các mô hình, gương điển hình tiên tiến đã phát hiện, lựa chọn và đăng ký với Phòng GD&ĐT; các đơn vị cần tập trung bồi dưỡng, xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến theo kế hoạch cụ thể, trong đó:

 Xác định rõ mục tiêu nhiệm vụ, kế hoạch cụ thể phấn đấu thực hiện mục tiêu đề ra. Đề xuất các sáng kiến, giải pháp công tác đem lại hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ.

Trên cơ sở xác định các nhân tố xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến các đơn vị tạo mọi điều kiện hỗ trợ về vật chất, tinh thần để các nhân tố sớm trở thành điển hình hoặc có biện pháp cụ thể hướng dẫn, động viên để các tập thể,cá nhân tích cực đăng ký trở thành điển hình. Tiếp tục theo dõi, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi, hỗ trợ cho mô hình, điển hình phát huy khả năng và sức sáng tạo trong công tác đồng thời kịp thời uốn nắn, phát hiện những vấn đề nảy sinh để điều chỉnh, bổ sung nhằm bảo đảm thực hiện thành công kế hoạch.

3. Phổ biến, tuyên tuyền và nhân rộng mô hình, điển hình tiến tiến

Việc phổ biến, tuyên truyền, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến cần được tổ chức với các hình thức phong phú và phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao:

Thông qua các cuộc họp đánh giá tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao và gắn với các đợt sơ kết, tổng kết phong trào thi đua hằng năm hoặc lồng ghép tuyên truyền qua các hoạt động phối hợp với các đoàn thể, định kỳ tuyên truyền, phổ biến những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, gương người tốt, việc tốt để mọi người nghiên cứu, học tập trên các phương tiện thông tin của đơn vị, địa phương,  ngành, thành phố và tỉnh.

 Từ công tác phổ biến, tuyên tuyền và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến tại cơ sở, lãnh đạo, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Phòng GD&ĐT khảo sát, đánh giá hiệu quả đồng thời lựa chọn các điển hình tiêu biểu xuất sắc trong các lĩnh vực để các đơn vị và các cá nhân khác học tập. Đồng thời, hằng năm ngành GD&ĐT đề xuất, giới thiệu lựa chọn các mô hình, gương điển hình tiên tiến tiêu biểu có thể áp dụng tại các đơn vị, tổ chức nhân rộng trong toàn ngành và giới thiệu trong Khối, Cụm thi đua bằng hình thức báo cáo điển hình, trao đổi, phổ biến sáng kiến, kinh nghiệm... tại hội nghị sơ kết, tổng kết hoạt động Khối, Cụm thi đua hoặc tổ chức tham quan thực tế, học tập mô hình tiên tiến ngay tại đơn vị có tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến.

          Các cơ sở giáo dục chủ động phối hợp với cơ quan truyền thông tại địa phương mở các chuyên mục giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến, nêu gương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến; tổ chức nhân rộng theo từng lĩnh vực công tác hoặc gắn với hội nghị, giao ban theo chuyên đề tại các hội nghị sơ kết, tổng kết của ngành.

          Biên soạn tài liệu về các gương điển hình tiên tiến, các sáng kiến, giải pháp công tác đem lại hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ được giao để các tập thể, cá nhân nghiên cứu học tập. Tổ chức tham quan trực tiếp kết quả, học tập kinh nghiệm của điển hình tiên tiến và nghe điển hình tiên tiến báo cáo kinh nghiệm, phương pháp, cách làm đạt hiệu quả, đạt thành tích trong thực hiện phong trào thi đua.

           4. Tiến độ thực hiện

  1. Trong quý III năm 2021: các đơn vị ban hành Kế hoạch xây dựng, đăng ký, lựa chọn, bồi dưỡng và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến giai đoạn 2021- 2025 của đơn vị (trong đó lưu ý: Tập thể, cá nhân cần xác định rõ mô hình, điển hình thuộc lĩnh vực gì: với mô hình “trường học hạnh phúc” cần cụ thể: “Trường học nông trại”;  “trường học gắn với du lịch”, “trường học thư viện xanh”.... hoặc xây dựng mô hình “kho thóc khuyến học”……
  2. Trong Kế hoạch, cần xác định trách nhiệm của người đứng đầu, của tập thể lãnh đạo; vai trò của tổ chức đảng, đoàn thể; tập trung nguồn lực, đề ra các hoạt động cụ thể để bồi dưỡng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến; công tác tuyên truyền, nhân rộng, công tác biểu dương khen thưởng mô hình tiêu biểu, gương điển hình tiên tiến của đơn vị. Công tác xây dựng, bồi dưỡng mô hình, điển hình tiên tiến là công tác được thực hiện thường xuyên, liên tục.

         Trên cơ sở các mô hình, điển hình tiên tiến do các đơn vị giới thiệu và căn cứ tình hình thực tế từng thời điểm, Ngành lựa chọn và giới thiệu các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến đề nghị giám đốc Sở tặng giấy khen; lựa chọn để các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến báo cáo Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh để tiếp tục nhân rộng và đề nghị khen thưởng. (vào thời điểm sơ kết các phong trào thi đua của ngành, sơ kết phong trào thi đua của tỉnh, của Bộ GD&ĐT).

  1. Các sáng kiến, giải pháp công tác đem lại hiệu quả thiết thực góp phn hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao và đã được lãnh đạo, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng công nhận, được lựa chọn giới thiệu về Bộ GD&ĐT, giới thiệu UBND tỉnh khen thưởng sẽ được biên tập thành các bài học kinh nghiệm, mô hình tiêu biểu, gương lao động sáng tạo... để tổ chức tuyên truyền phổ biển nhân rộng trong toàn thành phố.

d) Tổ chức sơ kết, đánh giá việc thực hiện "Kế hoạch xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến giai đoạn 2021-2025 của đơn vị được thực hiện trong dịp kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua Ái quốc (11/6/1948-11/6/2023). Tập thể, cá nhân có nhiều thành tích là các mô hình, điển hình tiên tiến cần được động viên, đề nghị Hội đồng Thi đua, khen thưởng ngành khen thưởng kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi để các điển hình tiên tiến tiếp tục phát huy, khẳng định trong thực tiễn công tác và ngày càng lan tỏa.

đ) Trong năm 2024: Căn cứ hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, của Sở Nội vụ; Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT hướng dẫn các đơn vị tổ chức Hội nghị biểu dương mô hình, điển hình tiên tiến.

e) Trong quý I năm 2025: Ngành GD&ĐT xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện và tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2021 - 2025; tiến hành lựa chọn các tập thể, cá nhân là điển hình tiên tiến đặc biệt xuất sắc để đề nghị vinh danh tại Đại hội thi đua yêu nước của Ngành GD&ĐT, giai đoạn 2021-2025, Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Yên Bái lần thứ XI.

           IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

           1. Phòng GD&ĐT

           Phối hợp với các bộ phận chuyên môn của phòng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch này; tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Phòng các biện pháp tổ chức học tập kinh nghiệm, tuyên truyền, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong toàn ngành. Tham mưu sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả, đề xuất khen thưởng; biểu dương, động viên kịp thời công sức đóng góp và hiệu quả của các mô hình và điển hình tiên tiến trong toàn ngành.

          Tổ chức tuyên truyền nội dung của Kế hoạch trên trang thông tin điện tử của ngành, Bản tin giáo dục và các kênh thông tin tuyên truyền của của thành phố, địa phương. Đẩy mạnh tuyên truyền gương “Người tốt - việc tốt”, nhân rộng các mô hình mới, những điển hình tiên tiến.

           2. Các cơ sở giáo dục

           Xây dựng kế hoạch và tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch, đề ra các giải pháp nhằm thực hiện tốt các mô hình, điển hình. Định kỳ 06 tháng và hàng năm có báo cáo kết quả triển khai, thực hiện việc xây dựng điển hình tiên tiến gửi về Phòng Giáo dục và Đào Tạo thành phố (qua thường trực thi đua để tổng hợp).


Tập tin đính kèm

Bình luận