CHUYÊN ĐỀ CẤP TỔ LẦN 1

                                       CHUYÊN ĐỀ CẤP TỔ LẦN 1 

                                              (Tổ chuyên môn 4 + 5)

                                  Phân môn : Luyện từ và câu – lớp 4

Trong chương trình phân môn Luyện từ- Câu lớp 4. Phần câu, có các kiểu câu chia theo mục đích nói gồm :

- Kiểu câu hỏi.

- Kiểu câu kể.

- Kiểu câu cảm.

- Kiểu câu khiến.

Trong đó câu kể có vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình dạy nói và viết cho học sinh. Bởi lẽ, với học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp 4. Mặc dù học sinh phải học và sử dụng nhiều kiểu câu như trên, nhưng kiểu câu kể vẫn là phổ biến nhất có tần suất sử dụng cao nhất trong cả hoạt động nói hàng ngày và cả trong viết các loại văn bản.

Trong phân phối chương trình, các kiểu câu kể cũng được giảng dạy nhiều nhất trong toàn bộ chương trình Luyện từ và câu. Các kiểu câu kể lại bao gồm :

+ Câu kể Ai làm gì ?

+ Câu kể Ai thế nào ?

+ Câu kể Ai là gì ?

Do vậy việc học tập của học sinh về kiểu câu này thực tế còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể:

- Học sinh thường lẫn lộn giữa các kiểu câu kể trong việc nhận dạng kiểu câu.

- Học sinh không xác định được chủ ngữ, vị ngữ của câu nếu câu có thêm thành phần phụ là trạng ngữ đặt ở đầu câu.

- Từ đó việc đặt câu ( nói và viết ) theo yêu cầu cụ thể thường không chính xác.

- Học sinh không nắm vững về từ loại ( Danh từ, Động từ, Tính từ ).

- Học sinh không xác định được từ chủ yếu trong một cụm từ ( Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ ). Từ đó các em xác định không chính xác kiểu câu.

- Học sinh chưa xác định được đâu là thành phần chính của câu.

- Học sinh chưa biết đặt câu hỏi khi tìm chủ ngữ, vị ngữ của câu.

- Trong câu kể Ai làm gì ? gồm có 2 bộ phận chính :

+ Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ  trả lời cho câu hỏi Ai ? ( cái gì ? con gì ?); chủ ngữ chỉ sự vật ( người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hóa ) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ . Chủ ngữ thường do danh từ ( hoặc cụm danh từ ) tạo thành. 

+ Bộ phận thứ hai là vị ngữ trả lời cho câu hỏi làm gì ? Vị ngữ là động từ ( hoặc cụm động từ chỉ hoạt động .)

+ Chức năng của vị ngữ : Dùng để kể về hoạt động của con người, động vật ( hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa. )

        * BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :

I.  Công việc của giáo viên: Chủ động lập kế hoạch giảng dạy trên lớp thông qua các khâu:

1 .Khâu soạn bài:

  • Giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài dạy để hiểu rõ mục đích yêu cầu của tiết học.
  • Dựa vào sách giáo viên, tài liệu tham khảo và tình hình nhận thức của học sinh lớp mình để lựa chọn phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học thích hợp nhất sao cho học sinh chủ động lĩnh hội được nội dung bài học.

      - GV kết hợp thiết kế các trò chơi học tập, sử dụng các phần mềm dạy học, tạo ra các vi deo sinh động để tạo hứng thú cho HS, phát huy tính tích cực, năng lực, phẩm chất của HS trong giờ học: 

 

2. Khâu chuẩn bị dạy học:

Đây là khâu rất quan trọng để hỗ trợ cho việc dạy và học nên giáo viên phải chịu khó tìm tòi, suy nghĩ xem sử dụng đồ dùng gì, đưa ra vào lúc nào, nhằm mục đích gì để đạt hiệu quả nhất.

       * Công việc của học sinh:     

  • Học sinh nắm vững bài cũ có liên quan đến bài mới.
  • Có sự chuẩn bị bài mới trước ở nhà.
  • Trong giờ học, học sinh phải có thói quen hưởng ứng linh hoạt khi tham gia các hoạt động học bằng những hình thức khác nhau tùy từng nội dung bài học như:
  • Làm việc độc lập khi làm các bài tập, câu hỏi dễ, cụ thể.
  • Làm việc theo nhóm khi bài tập khó và cần trao đổi (nhóm trưởng điều khiển hoạt động của nhóm )
  • Làm việc theo lớp khi trình bày kết quả thảo luận theo nhóm ..
  • HS trao đổi, tương tác với nhau qua các hoạt động học để nắm vững kiến thức.
  • HS làm bài tập trên phiếu học tập ; nhận xét , đánh giá bạn ...
  • Tham gia các trò chơi học tập sôi nổi, hứng thú ....


Bình luận